• Banner chạy dọc bên trái
Khoa hoc dau thau, Tư vấn đấu thầu Viện đào tạo và bồi dưỡng cán bộ xây dựng VDICT
Khoa hoc chi huy truong cong trinh, cấp chứng chỉ huy trưởng công trình Khoa hoc tu van giam sat, xin cấp chứng chỉ hành nghề giám sát tại Hà NộiLớp tư vấn giám sát, khóa học tư vấn giám sát uy tín tại Hà NộiKhóa học quản lý dự án, tập huấn Quản lý dự án tại Hà TĩnhKhóa học đấu thầu qua mạngKhoa hoc an toan lao dong, Cấp chứng nhận an toàn lao độngChung chi hanh nghe thiet ke

Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020

(17:51:32 23/12/2013)

Ngày 29-5-2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 630/QÐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020. Ðây là chiến lược quan trọng nằm trong Chiến lược tổng thể Phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, với mục tiêu phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao, được Ðại hội lần thứ XI của Ðảng xác định là một trong ba khâu đột phá then chốt.

Tập trung đầu tư đào tạo cấp chứng chỉ nghề trọng điểm và trường nghề chất lượng cao

Nâng cao chất lượng dạy nghề, đào tạo nguồn lao động có tay nghề cao góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.

Nhiều việc cần làm trong côg tác đào tạo và cấp chứng chỉ nghề xây dựng

Theo Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020: Ðến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo. Chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới. Hình thành đội ngũ lao động lành nghề, có chứng chỉ nghề theo quy định của pháp luật góp phần nâng cao năng lực cạnh  tranh  quốc  gia.  Phổ  cập  nghề cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, bảo đảm an sinh xã hội.

Trong đó, tập trung xây dựng các trường nghề chất lượng cao, các nghề trọng điểm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn này. Chiến lược đã đưa ra những mục tiêu cụ thể, như: Ðến năm 2015, có 26 trường nghề chất lượng cao (với năm trường đẳng cấp quốc tế); năm 2020, có 40 trường chất lượng cao (với hơn 10 trường đẳng cấp quốc tế)...

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Dương Ðức Lân cho biết: Ðể đạt được các mục tiêu chiến lược đề ra, có rất nhiều việc phải làm và phải thay đổi căn bản cách làm. Trong giai đoạn 2001-2010, chúng ta đã từng đầu tư tập trung cho các trường nghề trọng điểm nhưng không hiệu quả, vì trong một trường thường đào tạo đến nhiều nghề, số tiền đầu tư bị phân tán. Hiện, có tới 379 nghề trình độ cao đẳng và 441 nghề trình độ trung cấp, trong điều kiện nguồn ngân sách đầu tư có hạn, nếu chia đều cho các nghề sẽ không tạo được sự bứt phá. Vì thế, ở giai đoạn này, sẽ không đầu tư theo trường trọng điểm, mà đầu tư tập trung theo nghề, các nghề được lựa chọn sẽ được đầu tư. Theo đó, ngày 7-7-2011, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LÐ, TB và XH) đã có Quyết định 826/QÐ-LÐTBXH phê duyệt nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm để hỗ trợ đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015. Trong đó, có 121 nghề trọng điểm (26 nghề cấp độ quốc tế, 49 nghề cấp độ khu vực, 107 nghề cấp độ quốc gia). 

Ðồng thời, Bộ LÐ, TB và XH đang phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng khung trình độ nghề quốc gia (tương thích với khung trình độ giáo dục quốc gia); hoàn thiện khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia; tiếp nhận, chuyển giao các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề của các nghề được đầu tư trọng điểm ở cấp độ khu vực và quốc tế... Với mục tiêu, đến năm 2015 ban hành 250 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, trong đó có 130 bộ tiêu chuẩn cho các nghề trọng điểm quốc gia. Năm 2020, ban hành 400 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, trong đó có 150 bộ tiêu chuẩn cho các nghề trọng điểm quốc gia. Giai đoạn 2011 - 2015 đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho khoảng hai triệu người và giai đoạn 2016 - 2020 khoảng sáu triệu người.

 

Bạn hãy đăng nhập vào Facebook để thực hiện bình luận

Chia sẻ bài viết facebook google twitter print email

Copyright 2013 © Viện đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Xây dựng - VDICT